Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Chăm sóc bệnh nhân gout như thế nào ?

Bệnh nhân nên tích cực tập luyện các bài tập vận động cho khớp theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh hiện tượng bị cứng khớp, chăm sóc bệnh nhân gout giúp giảm đau và ngăn ngừa biến dạng khớp. 

Trong giai đoạn cấp tính 

Bệnh nhân cần hạn chế đi lại, cố gắng nghỉ ngơi nhiều ở tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Thỉnh thoảng có thể thay đổi tư thế và vận động nhẹ nhàng giúp thả lỏng và tăng sự đàn hồi của khớp. 

Để giảm đau có thể chườm lạnh hay chườm nóng vào khớp bệnh, tuy nhiên không nên chườm quá lâu. 

Nếu bệnh nhân đang có hiện tượng biến dạng khớp , người nhà nên sắp xếp lại đồ dùng cá nhân của người bệnh và đặt ở 1 vị trí thuận lợi để bệnh nhân có thể dễ dàng tự phục vụ mình khi cần. 

Thân nhân nên ở bên cạnh, động viên và trấn an tinh thần để người bệnh cảm thấy thoải mái và an tâm chữa bệnh. 

Bệnh nhân gout cũng cần được tắm rửa , vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. 

Kiên trì dùng thuốc đủ liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu có bất kì bất thường nào trong quá trình chữa trị tại nhà cần quay trở lại bệnh viên thông báo cho bác sĩ ngay để có hướng xử lý thích hợp. 

Trong giai đoạn mãn tính: 

Chăm sóc bệnh nhân gout như thế nào ?
Chăm sóc bệnh nhân gout như thế nào ?


Tùy theo tình trạng sức khỏe, tuổi tác, bệnh tật mà lựa chọn các bài luyện tập thích hợp . Một số bộ môn thể thao rất có lợi cho căn bệnh này như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh, chạy xe đạp, tập yoga.

Chế độ ăn uống khi bị gout

Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh cho bệnh nhân bị gout. Vậy người bị gout nên ăn gì và kiêng gì? Đây là những kiến thức cơ bản những người chăm sóc bệnh nhân gout cần biết để lên được thực đơn hữu ích cho sức khỏe người bệnh. Dấu hiệu gai cột sống http://coxuongkhoppcc.com/bieu-hien-gai-cot-song.html

Các thực phẩm được khuyến khích cho người bị gout: 

Các thực phẩm giàu chất xơ: Nhóm chất này giúp kích thích tiêu hóa, làm chậm lại tiến trình hấp thu chất đạm và ngăn chặn sự hình thành của axit uric. Do đó người bệnh hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ cho cơ thể. 

Uống nước lọc hoặc nước khoáng không có ga mỗi ngày ít nhất 2,5 lít. Nước sẽ giúp cơ thể tăng khả năng đào thải axit uric qua nước tiểu. Một số loại thực phẩm như đậu xanh, khoai tây, cải bắp, bí đỏ, cà tím cũng được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân gout.

Thực phẩm cần kiêng khi bị gout:


Các thức ăn giàu đạm chứa purin: nhất là đồ biển, thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, các loại trứng. Đây là những thức ăn bệnh nhân gout cần kiêng tuyệt đối. Các thực phẩm chứa đạm nói chung như thịt gà, thịt heo, thủy hải sản, các loại đậu và chế phẩm của nó cần giảm bớt trong khẩu phần ăn. 

Các thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại rau như giá, măng tre, dọc mùng cũng cần kiêng khi bị gout. Kiêng tuyệt đối các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Hạn chế uống nước ngọt, nước có ga hay ăn các thức ăn nhiều đường sẽ dễ gây béo phì và làm gia tăng gánh nặng của khớp.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Đông y chữa trị bệnh gout như thế nào ?

Khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông xuân dễ bị phong gây tổn thương tới can khiến cho người bệnh bị đau cơ bắp chân, ngón chân Đông y chữa trị bệnh gout. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi dễ bị thấp gây hại tỳ nên gây rối loạn chuyển hóa dễ sinh đàm đẫn đến tắc thông huyết mạch cơ khớp gây đau.

Thường xuyên bị căng thẳng và căng thẳng quá mức gây hại thận. Trong khi đó, nếu thận yếu sẽ gây ứ đọng chất độc và sinh đau, thậm chí khiến cho xương khớp bị biến dạng. Thường xuyên căng thẳng cũng gây hại tỳ, dễ sinh đàm dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và gây đau. Bên cạnh đó, tức giận gây hại can, khí huyết kém lưu thông gây ra đau.

Sinh hoạt, vận động, trạng thái tinh thần không ổn định, không theo một nguyên tắc nhất định. Quá mệt mỏi, ăn ngủ thất thường khiến cho khí tán, huyết ứ, từ đó gây bệnh thống phong. Ăn quá nhiều chất bổ, chất chua cay sẽ sinh nhiều đàm, trong cơ thể đàm sẽ di chuyển lung tung, tắc trở kinh lạc mà sinh đau. Sau lao động mệt nhọc, sau chấn thương lớn, khí huyết hư lao nhiều, thì việc lưu thông khí huyết sẽ kém. Khí trệ huyết ứ cũng sinh đau.

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh gút

Bài thuốc chữa bệnh gút cấp:

Phòng phong, hoàng kỳ, thổ phục linh, xích thược, hy thiêm mỗi thứ 12g; đào nhân, hồng hoa, một dược mỗi thứ 8g; nhũ hương 6g; đương quy 16g. Bài thuốc này sắc uống ngày một thang.

Đông y chữa trị bệnh gout như thế nào ?
Đông y chữa trị bệnh gout như thế nào ?


Bài thuốc chữa bệnh gút mạn:

Xuyên khung, thục địa, trạch tả, đương quy, xích thược, bạch truật, bạch linh, độc hoạt mỗi thứ 12g; đan sâm 16g, phòng phong 10g. Ngày sắc uống một thang.

Bài thuốc chữa bệnh gút ở người béo bụng:

Bạch linh 20g; trần bì, trạch tả, độc hoạt, bán hạ chế, phòng phong, nhũ hương, nam bình, xuyên khung mỗi thứ 12g; sơn thù 16g; hồng hoa, một dược mỗi thứ 8g. Bài thuốc sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc chữa bệnh gút trên bệnh nhân tăng huyết áp:

Thiên ma, xuyên khung, kê huyết đằng, xích thược, câu đằng, đương quy, hạ khô thảo, thổ phục, thục địa, bạch linh mỗi thứ 12g; đan sâm 20g và sơn thù 8g. Mỗi ngày sắc một thang thuốc uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa cơn gút trên bệnh nhân suy nhược, tăng huyết áp:

Hy thiêm, thục địa, kỷ tử, đương quy, mạch môn, địa long mỗi thứ 12g; bạch truật, hoài sơn mỗi thứ 16g; hoàng kỳ 10g; sơn thù, hồng hoa mỗi thứ 8g; đan sâm 20g. Bài thuốc sắc uống 1 thang/ngày.

►Xem thêm: Bệnh Zona thần kinh

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Tổn thương bệnh là những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona thần kinh. Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao vi-rút thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra

Stress.

Mệt mỏi.

Hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được vi-rút thủy đậu trong trạng thái bất hoạt).

Ung thư.

Các biện pháp điều trị bằng tia xạ.

Tổn thương vùng da bị nổi ban.

Dựa vào dấu hiệu lâm sàng: Đau hoặc tăng cảm giác đau ở một bên cơ thể, vết phồng nổi lên thành 1 dải ở 1 bên của cơ thể là tất cả những dấu hiệu cần thiết đủ để bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị nhiễm Herpes Zoster. Ban có thể lan ra ngoài dải này hoặc hiếm gặp hơn là lan sang phía bên kia của cơ thể. Đôi khi bệnh nhân chỉ đau theo 1 dải mà không thấy nổi ban.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh zona thần kinh
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh zona thần kinh


Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc đã từng tiêm vaccine đều có thể nhiễm Herpes Zoter gây ra bệnh Zona. Người lớn tuổi, người bị ung thư, HIV hoặc đã từng cấy ghép mô nên bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng, do đó dễ bị bệnh Zona hơn. Bác sĩ giỏi về cơ xương khớp ở Hồ Chí Minh http://coxuongkhoppcc.com/pcc-dia-chi-co-doi-ngu-bac-si-gioi-ve-co-xuong-khop-o-ho-chi-minh.html

Đa số các trường hợp bị Zona đều tự khỏi có thể có điều trị hoặc không. Ban và đau có thể khỏi sau từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài lâu hơi và thậm chí là tái phát ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi, hoặc có bệnh trầm trọng.

Bạn không thể bị lây bệnh từ những người bị Zona. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu, bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu từ những tiếp xúc gần gũi với những sang thương hở miệng ở người bị Zona. Dùng quần áo che phủ sang thương lại giúp giảm nguy cơ lây lan cho người khác.

Vắc-xin VZV, còn được biết đến là Vắc-xin ngừa thủy đậu, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Zona do làm tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại VZV hoặc giữ chúng trong trạng thái bất hoạt. Những cải tiến của loại vắc-xin này đang được nghiên cứu và có thể giúp ngừa được bệnh Zona trong tương lai.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Phương pháp trị đau dây thần kinh ngoại biên

Đau dây thần kinh ngoại biên có thể xuất phát từ bệnh lý hoặc chấn thương, hay những tác nhân dạng độc, virus, vi khuẩn tấn công. Cơ chế của chúng là chèn ép lên những dây thần kinh này gây nghẽn và sưng viêm, tạo nên cảm giác đau theo từng mức độ bệnh.

Viêm dây thần kinh ngoại biên có thể để lại rất nhiều những hệ quả, nổi bật trong đó là những cơn đau ảnh hưởng đời sống và tinh thần người bệnh, những vùng da bị mất cảm giác dẫn đến không có phản ứng báo về trung tâm khi cơ thể gặp nguy hiểm, nhiều vùng da lâu dần bị hoại tử…

Việc phát hiện và chẩn đoán được loại bệnh cũng khá khó khăn, hầu như bác sĩ sẽ cần dựa vào những thông tin lấy từ người bệnh và những bài kiểm tra vật lý trực tiếp trên cơ thể để làm cơ sở kết luận bệnh. Khi đó, ta mới có những liệu pháp chữa đau dây thần kinh phù hợp và hiệu quả.

Tùy theo từng vị trí phát bệnh, tùy theo mức độ, thời gian bệnh và tùy theo thể trạng cho phép của mỗi người mà có các cách chữa đau dây thần kinh phù hợp khác nhau. Tuy nhiên, tổng hợp lại, ta có thể khái quát bằng hai phương pháp lớn: dùng thuốc điều trị đau dây thần kinh và vật lý trị liệu.

Thuốc giảm đau

Đây là loại thuốc phổ biến được dùng cho các bệnh nhân mắc bệnh đau dây thần kinh ngoại biên. Thuốc được áp dụng đối với những trường hợp có mức độ không quá nặng, sẽ dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid.

Còn đối với trường hợp bệnh biểu hiện nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng các loại thuốc giảm đau kê theo đơn.

Thuốc chống động kinh

Một số loại thuốc có thể kể đến như Phenytoin (Phenytek, Dilantin), Carbamazepin (Tegretol, Carbatrol), Pregabalin (Lyrica), Topiramate (Topamax), Gabapentin (Neurontin, Gralise).

Tuy nhiên các loại thuốc này tác động lên cơ quan chủ thần kinh, có thể gây ra chóng mặt và buồn ngủ, người bệnh nên dùng trước thời gian nghỉ ngơi.

Phương pháp trị đau dây thần kinh ngoại biên
Phương pháp trị đau dây thần kinh ngoại biên


Thuốc ức chế miễn dịch

Các loại thuốc này sẽ giúp giảm phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể, hỗ trợ người bệnh tự miễn dịch. Một số loại thuốc như Azathioprine (Azasan, Imran), Cyclosporin (Sandimmune), Prednisone.

Thuốc chống trầm cảm

Những loại thuốc như Doxepin và Nortriptyline (Pamelor, Aventyl), Amitriptylin có khả năng can thiệp hóa học vào cơ quan chủ quan não bộ và tủy sống, ngăn cản nguy cơ hình thành căn bệnh trầm cảm ở người mắc vấn đề về dây thần kinh.

Miếng dán Lodocain

Chất gây tê Lidocaine có trong miếng dán sẽ giúp người bệnh giảm đau tại vùng tiếp xúc. Đây là sản phẩm hỗ trợ chữa đau dây thần kinh ngoại biên khá hiệu quả.

Châm cứu xung điện

Chữa đau dây thần kinh ngoại biên bằng phương pháp châm cứu là hướng lựa chọn phổ biến thứ hai sau dùng thuốc. Châm cứu nên kết hợp với xung điện để tác động tích cực nhất đến dây thần kinh, kích thích khí huyết lưu thông, đồng thời cũng giúp giảm những cơn đau mãn tính của người bệnh.

Việc châm cứu chính xác vào những huyệt đạo quan trọng cần tay nghề của những chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Và những liệu trình châm cứu cũng cần kiên trì theo đuổi để đạt hiệu quả tốt nhất.

Giác hơi chân không

Giác hơi chân không cũng là một phương pháp massage thải độc cho cơ thể vô cùng hiệu quả. Thời gian gần đây, phương pháp này được nghiên cứu và đưa vào y học cổ truyền để chữa đau dây thần kinh ngoại biên cho các bệnh nhân. Sau khoảng 1 – 2 liệu trình, về cơ bản tình trạng bệnh của đa số bệnh nhân đều có dấu hiệu tiến triển tốt.

Truyền dịch tăng sức đề kháng

Sau biến chứng, cơ thể người bệnh có thể sẽ phải chịu những tổn thương nặng nề. Vì thế, việc truyền dịch vào cơ thể sẽ đưa dinh dưỡng trực tiếp vào thẳng tĩnh mạch để phục hồi từ từ cho bệnh nhân, đồng thời giảm sưng phù, kháng viêm và giảm nguy cơ rối loạn thần kinh.